Một là :::::”Tư duy tổng hợp” (Kinh tế,khoa học,công nghệ,văn
hóa,đạo đức…......)
Nhờ có sự tìm tòi,học hỏi “liên tục” mà họ nắm bắt được mọi lĩnh vực,... học có tư duy tổng hợp, phân tích sắc sảo và đoán trước được thời thế họ nắm bắt được mọi lĩnh vực…họ có tư duy tổng hợp, phấn tích sắc sảo và đoán trước được thời thế.
Người lãnh đạo khác với người tài ở chỗ người tài được ví như một thợ bắn cung tên chuyên nghiệp, nếu bảo họ bắn trúng mục tiêu thì trăm phát trăm trúng.
Hai là:::::Tâm Đạo
Tâm trong như ngọc,rộng lớn như biển
cả,có đức hạnh ,phẩm chất tốt có khả năng thu hút lôi cuốn lòng người ,những bậc
hiền tài ,nhân tài để phò giúp quốc gia ,bá tánh
Tâm trong như ngọc,rộng lớn như biển
cả,có đức hạnh ,phẩm chất tốt có khả năng thu hút lôi cuốn lòng người ,những bậc
hiền tài ,nhân tài để phò giúp quốc gia ,bá tánh
-VD1:Bao Thanh Thiên có thể nói là
người có Tâm rộng lớn bao la như biển cả. Đối với ông thì về bản thân rất
nghiêm khắc,cương trực nhưng đối với mọi người rất rộng rãi,độ lượng,bao dung,rất
thương dân,thương người … chính cái Tâm trong sáng ấy đã làm cho Triển Chiêu một
người giỏi võ nghệ cũng phải nể phục,thuận tâm theo Bao Thanh Thiên để hành hiệp
nghĩa trừ gian tà, được người đời tương truyền và kính nể … Với cái Tâm của Bao
Thanh Thiên ông đã thu phục rất nhiều nhân tài giúp Vua trị quốc.
Nói đến người “ lãnh đạo tài đức” là nói
đến một con người có thể chứa đựng mọi bụi trần ,mục tiêu của họ là niềm vui hạnh
phúc của con người,tình yêu thương đồng loại,không phân biệt màu da,biết đem
cái gì có lợi cho loài người.Hơn ai hết họ là người biết tôn trọng quy luật của
“Vũ Trụ” vì họ thấu hiểu tại sao.
-VD2:Sức mạnh của nội Tâm,khi Tâm
trong sáng-Tĩnh lặng sẽ khiến giặc phải khiếp sợ.
Không thành kế của Gia Cát Lượng khiến
Tư Mã Ý khiếp sợ mà bỏ chạy.
Khi quân Tư Mã Ý hùng hậu tiến vào thành,Gia Cát Lượng
lo sợ vì quân lực yếu,lương thảo ít …nếu bị bao vây khoảng 3 tháng thì lòng
quân,dân sẽ loạn nên cho quân dân rút lui trước để bảo toàn tính mạng và đành
dùng kế bỏ chống thành trì,mở cửa như để mời giặc vào đồng thời lấy Đàn ra gảy.
Khi Tư Mã Ý đến cổng thành thì không thấy quân lính
của Gia Cát Lượng đâu cả,chỉ có vài người quét rọn ở ngoài cổng và nghe tiếng
đàn thánh thót của Gia Cát Lượng mà thốt lên:
Tiếng đàn giống như tiếng sóng cuồn
cuộn nổi lên ,tựa như bá vạn hùng binh, có lúc như dòng suối chảy róc rách ….
Tâm loạn tiếng đàn sẽ rối bời
Tậm tĩnh tiếng đàn sẽ yên tịnh
Tâm loạn thì âm loạn
Tâm tĩnh thì âm sắc
Nghe tiếng đàn nhìn rõ Tâm của Gia
Cát Lượng …vì hoảng quá nên Tư Mã Ý đã bỏ chạy như ma đuổi hee…
Qua ví dụ này cho thấy sức mạnh của nội
tâm nó phi phàm cỡ nào…vậy mà mấy ai quan tâm để ý tới tập luyện nội tâm bao giờ
? tâm chỉ tĩnh,định khi không bị Tiền Tài-Danh Vọng-Sắc dục quấy nhiễu mà thôi
.
Ba là:::::Tư duy “chiến lược quân sự
Người “Tài Đức – Lãnh đạo” vì họ có
thể dẫn dắt cả đoàn người đi qua “bóng tối,căm co,khổ đau” …nên phải có tư duy
chiến lược quân sự để đập tan mọi âm mưu của kẻ thù,quân cướp nước ,bảo vệ
chính nghĩa,chân lý,đạo đức ,bảo vệ cuộc sống bình an cho bá tánh,dân tộc mà
không màng khổ đau,vất vả,sóng gió.
Tại sao người lãnh đạo phải có tư duy
chiến lược quân sự ? bởi vì làm Vua mà không tinh thông binh pháp,các thủ đoạn
của giặc thì làm sao đưa ra các chiến lược bảo vệ tổ quốc,bảo vệ sự bình yên của
đất nuớc,dân tộc được và làm sao có thể nghe ,hiểu thông suốt những gì Hiền Sĩ,
Tướng sĩ nói ?
Biết kế sách thâm độc của kẻ thù để
phòng bị nhưng tuyệt đối không lợi dụng kế sách để hại dân,lộng hành,cửa quyền...bởi
cái tâm trong sáng nó đã kiềm chế,tiêu diệt cái trí xảo của bản thân rồi ,cho
nên họ hành động vì chính nghĩa,đạo lý,tình người,không tham lam,không xâm chiếm
lấy cái của người khác dù chỉ là cọng kim ,sợi chỉ..bởi Gieo nhân nào ắt sẽ gặt
quả ấy.
Cổ nhân có câu:Vua mà hiểu Đạo thì đó là cái phúc của
dân tộc,của bá tánh và ngược lại.
Nhờ có tư duy chiến lược mà giúp bá
tánh làm ăn kinh tế nên đất nước cường thịnh,sống trong an bình ,hạnh phúc.
Bốn là::::Tầm nhìn
Tầm nhìn được hình thành từ 3 yếu tố
trên gồm “Tư duy tổng hợp + Tâm + Tư duy chiến lược quân sự ”
Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa
trông rộng thì ắt sẽ có hướng đi đột phá,bất ngờ,nhờ tư duy thiên biến vạn
hóa,sự tinh nhạy về thời thế ,biết tùy thời mà biến ,nên dẫn dắt bá tánh,dân
chúng đi đúng hướng theo hướng Đạo để tìm kiếm sự bình yên và an lạc ,đóan trước
thời thế để hành động,tạo ra cái thế nước,dân tộc vững mạnh…sẵn sàng đập tan mọi
âm mưu của kẻ thù gian ác,quấy nhiễu sự bình yên của dân tộc
Năm là::::.Biết lắng nghe – Chiêu hiền đãi sĩ.
"Không ai có đủ sức và sự tỉnh
táo mãi mãi ,mọi lúc mọi nơi cả"
Một người lãnh đạo xuất chúng,tài ba
phải là người biết lắng nghe người trên ,kẻ dưới tức là nghe lời xua nịnh mà
không vui ,nghe lời nghịch nhĩ mà không giận ,bởi vì họ có cái Tâm trong sáng rộng
lớn có thể chứa đựng mọi bụi trần …Hạng người thừong nghe được lời khen là vui
mừng khôn siết,vui đến nỗi Tâm hoảng loạn ,dẫn đến loạn não mà hành động tùy hứng,không
suy xét kỹ lưỡng ,dẫn đến chủ quan,khinh địch ắt sẽ chuốc lấy thất bại .Nghe lời
chê bai,miệt thị là đùng đùng nổi giận phản pháo,tấn công ngay dẫn đến hậu quả
khôn lường do tính nóng giận mà nên ..vì vậy kiềm chế Tâm can tức là làm cho
khí huyết luôn điều hòa,hòa thuận ..nhờ vậy mà máu đưa lên não đều đặn,kích
thích sự tư duy sáng suốt là vậy.
Vậy lắng nghe như thế nào?
Về cơ bản cái lỗ nhĩ phải nghe cho bằng
được 4 chiều “Già - Trẻ - Trong – Ngoài”
Tức là khi quyết định việc trong đại của quốc gia
thì cần phải thăm dò ý kiến mọi người để bổ sung cho sự hiểu biết của mình mà
đưa ra kế sách hợp lòng dân, trên dưới và mang tính đột phá, sáng tạo.
Người già nổi tiếng là có kinh nghiệm
thực tiễn nhưng thiếu sáng tạo,năng động do tuổi tác
Người trẻ hăng hái,năng động nhưng dễ
nông nổi,nông cạn,hồ đồ.
Khi lắng nghe 2 thế hệ này thì bổ
sung cho nhau,hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp ích cho người lãnh đạo đưa ra kế sách hay
hoàn mỹ.
"Trong tức là bên trong
":là những cận thần ,hiền tài thân cận trong cung ,triều đình là những người
hiến kế thường xuyên cho Vua,chúa …tuy nhiên nếu kẻ sĩ mà gian xảo ,lộng quyền
thì rất nguy hiểm cho bá tánh ,cho quốc gia dân tộc về lâu dài vì Vua xa dân
nên dễ bị họ bịt tai,che mắt mà tưng bốc việc Nước ,tạo ra cái tình huống giả tạo
,bệnh thành tích để lừa bịp trên nhưng lộng hành ,thao túng ở dưới từ đó làm đất
nước hỗn loạn,lâm nạn,dân vì bị áp bức mà nổi dậy,trộm cướp hoành hành,xã hội
phân tranh,loạn lạc ,tính mạng Vua khó giữ dễ bị bắt làm con tin .Cho nên lãnh
đạo cần thường xuyên đi vi hành để lắng nghe những hiền tài ở ẩn trong thiên hạ,lắng
nghe dân nói để nắm bắt sâu sát hơn,từ đó mà trị quốc ,thống nhất lòng dân…khi
quốc gia lâm nạn Vua – Dân như cá với nước đập tan mọi kẻ thù lớn nhỏ ,đời đời
lòng dân ca tụng,thờ cúng để tưởng nhớ..đó cũng là cái Đạo của Dân dành cho
lãnh đạo kiệt xuất vì dân vì nước là vậy.
Cổ nhân có câu:”Dân còn thì Vua
còn,dân mất thì Vua mất “
"Tâm bẩn thì đừng mong có kết quả
tốt đẹp"