Nguyên Tắc Tối Giản - Tôi sẽ áp dụng nó cho cuộc đời này

Chúng ta dường như thường có khuynh hướng ôm đồm trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như đặt mục tiêu cho công việc, trong kiến trúc, trang trí bày biện nhà cửa, trong phong cách diễn đạt nói năng và viết, trong thời trang quần áo, trong ăn uống, trong việc thỏa mãn các nhu cầu…

home_03

Vào những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 ở nước Mỹ, phong trào tối giản trong các loại hình nghệ thuật và thiết kế, đặc biệt nghệ thuật nghe-nhìn và âm nhạc, trong văn chương với những tác giả như Samuel Beckett, Hemingway,.. phim của Robert Bresson, sách của Raymond Carver, và thậm chí cả đến thiết kế xe máy của Colin Chapman,
Ludwig Mies van der Rohe có một câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Ít hơn là nhiều hơn” (Less is more). Gần đây chủ nghĩa tối giản này còn được áp dụng vao các khía cạnh cho cuộc sống của ta làm cho nó đơn giản hơn, chú trọng đến chất lượng của các sinh hoạt để nhằm vào chất lượng và tìm thấy cái đẹp hay hạnh phúc trong sự giản dị. Sau đây mời các bạn xem các “Nguyên tắc tối giản” do tác giả Leo Babauta đề ra.


_home_2
Nguyên tắc tối giản: Bỏ những gì không cần thiết (William Strunk Jr.: Các Yếu Tố về Văn Phong )

Trong khi các sản phẩm và mỹ học tối giản cũng như cách sống tối giản hấp dẫn nhiều người, họ đã thấy rằng thích cách sống đó dễ hơn là sống theo cách đó.
Phong cách tối giản là cái mà người ta có thể cố gắng phấn đấu, nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu.
Tôi muốn bắt đầu bằng lời khuyên của William Strunk Jr. trong tác phẩm kinh điển của ông về mỹ học tối giản về cách viết
(như đã trích dẫn ở trên), nhưng áp dụng phong cách này vào cuộc sống, và mọi việc bạn làm: “ Hãy bỏ những thứ không cần thiết
Tôi có thể và nên chấm hết ở đây, bởi vì câu nói đó thực sự là toàn bộ lời khuyên bạn cần. Tuy nhiên, ý tưởng này cần được giải thích thêm đôi điều. Chẳng hạn, Strunk đã viết:
Một câu không nên có những từ không cần thiết, một đoạn văn không nên có những câu thừa, giống như một bức họa không nên có những đường nét thừa và một cái máy không cần linh kiện thừa. Điều này không phải là tác giả phải viết những câu ngắn, hay tránh các chi tiết và giải quyết các chủ đề của mình dưới dạng đề cương, mà là mỗi từ đều có giá trị biểu đạt cao.”

divani-minimalist-bed-2

Cái thêm vào, “Hãy bỏ những thứ không cần thiết” là quan trọng chứ không phải là bạn hãy có càng ít cái thuộc về con người, mà là làm sao để mọi cái bạn làm đều quan trọng.
Ta hãy áp dụng triết lý này vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống :
+ Tài sản:
Nhìn quanh bạn, ở nơi làm việc và tại nhà. Mọi cái bạn sở hữu có quan trọng? Bạn có thể loại bỏ bớt đồ đạc lỉnh kỉnh, và chỉ giữ những thứ thực quan trọng không? Chọn lọc cho đúng, cho sát, cho đến khi bạn đã loại bỏ dần chỉ còn những cái tối thiểu cho cuộc sống mà bạn muốn có.
Hãy đọc “Hướng Dẫn Để Tạo Một Ngôi Nhà Tối Giản”


minimalist-retro-styled-stream-chair

: Thực tốn thời gian để phải loại bớt đi những thứ sở hữu của bạn và lãng phí tiền nữa, nếu bạn mua cho nhiều mà không dùng bao nhiêu. Điều quan trọng là bằng lòng với cuộc sống, chứ không phải của cải vật chất, do đó nên giảm bớt nhu cầu xa xỉ của bạn. Nếu bạn không tuân theo nguyên tắc mua để thỏa mãn nhu cầu, bạn sẽ thực sự mua chỉ những gì bạn cần. Hay có lẽ bạn sẽ không cần nhiều tiền cho lắm mà vẫn thỏa mãn được những nhu cầu vật chất và tinh thần một cách tương đối.
+Ăn :
Bạn thực sự cần bao nhiêu để ăn? Bạn có cần một đĩa to khoai tây chiên phó mát và tương?Thật nhiều bánh khoai tây rán bơ ? Tất cả những lát bánh ga tô cắt ra từ chiếc bánh lớn? Tất cả chỗ kem cà phê đường? Thường câu trả lời là không. Hãy bỏ hết những thứ thực phẩm không cần thiết, và làm cho mọi cái bạn ăn có giá trị: bằng cách làm sao cho thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất sơ, lành mạnh và mau no.
+ Làm: Làm ít hơn.
Làm cho mọi thứ bạn làm có giá trị. Nhìn bảng kế hoạch công việc xem việc nào thực sự quan trọng. Thật vậy, xem xét cuộc đời làm việc của bạn để thấy liệu bạn có đang thực sự làm cho mỗi ngày có ý nghĩa và giá trị? Hãy bỏ đi những hoạt động không cần thiết.
+ Mục tiêu:
Chúng ta có cần đến 101 mục tiêu không? Ta có thể làm với chỉ một vài mục tiêu, hay thậm chí chỉ một? Bằng cách tập trung vào ít việc hơn, bạn có thể thực sự đặt hết tâm lực vào những việc đó, còn hơn là bạn phải lo cho quá nhiều thứ cùng lúc mà kết quả thu được chẳng đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra.
+ Những gì bạn tạo ra:
Nếu bạn tạo ra thứ gì, dẫu là bài viết, âm nhạc, phần mềm hay quần áo, thử xem liệu bạn có thể đơn giản hóa và làm cho nó được người ta chú ý hơn. Nếu bạn tạo ra 1 trang web, bạn có thể cho nó một mục đích, với một lời kêu gọi hành động? Bạn có thể làm như thế với bài viết hay tác phẩm âm nhạc không? Hình dung ra mục đích của sản phẩm bạn muốn làm ra là gì. Và liên tục sắp đặt để cho mọi cái về sản phẩm đó thực sự quan trọng.

+ Các việc còn lại

Trong bất cứ việc gì bạn làm, thử nghĩ xem liệu bạn có thể áp dụng những nguyên tắc này? Tất nhiên chớ để bị ám ảnh vì nó, nhưng luôn có ích khi xem xét những gì ta làm, cách làm và mức độ cần thiết của nó? Và cụ thể xin hảy đọc lại email gửi đi, ý tưởng và số từ trong các bài viết, tùy theo văn cảnh và trọng tâm mà tiết kiệm bớt lời, tiết kiệm thời gian cho các hoạt động, và nhất là trong chi tiêu, mua sắm, bạn sẽ tránh được việc bị móc túi bởi các nhà quảng cáo tiêu dùng…
Với các tư tưởng về mỹ học tối giản này, áp dụng vào công việc, sinh hoạt và cuộc sống, nếu khôn ngoan và đúng mực, chắc rằng bạn sẽ tự cải thiện rất nhiều chất lượng của những lĩnh vực cuộc sống ấy.

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

Hello We are OddThemes, Our name came from the fact that we are UNIQUE. We specialize in designing premium looking fully customizable highly responsive blogger templates. We at OddThemes do carry a philosophy that: Nothing Is Impossible

1 nhận xét:

  1. Hãy tối giản đến mức giản tối có thể. Có ghé thăm nhà Đỗ Anh. Cần phải áp dụng những kiến thức này trong cuộc sống để nó có hiệu quả hơn Anh nhé ^^!

    ReplyDelete